Các ứng dụng của tủ điện

Các ứng dụng của tủ điện

03/01/2024

TTO - Năm 2020, bước sang thập kỷ mới, nhìn lại hơn 30 năm qua, ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc mang tính đột phá. Trước mắt, chúng ta có rất nhiều cơ hội, cần chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển.

Trước đây chưa lâu, những dự án quy mô lớn, đòi hỏi kỹ - mỹ thuật cao như nhà cao tầng, cầu dây văng, hầm đường bộ, nhà ga sân bay quốc tế... là việc của nhà thầu ngoại. 

Nếu bây giờ doanh nghiệp xây dựng không tích cực và chủ động ra ngoài học hỏi để luôn có sự tiến bộ kịp với thế giới thì tình trạng "dự án siêu sao chê nhà thầu nội" có thể sẽ lặp lại trong tương lai.

Theo Học viện Cán bộ và quản lý thuộc Bộ Xây dựng, tính trên đầu người, nhân lực trong ngành xây dựng của Việt Nam cao nhất thế giới. 

Riêng số lượng kỹ sư, chuyên gia cao gấp 4 lần so với mức bình quân của các nước phát triển khác. 

Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành du lịch chỉ có 3 triệu người nhưng du lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và đã có quy hoạch tổng thể để phát triển mạnh mẽ, trong khi xây dựng có đến 4,2 triệu lao động nhưng chỉ được xem như là một ngành kinh tế hỗ trợ.

Tôi cho rằng mục tiêu của chúng ta không phải là xuất khẩu lao động trong ngành xây dựng mà cần là xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp, tức tổng thầu xây dựng.

Thúc đẩy phát triển ngành xây dựng sẽ có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia và có thể thành một ngành kinh tế mũi nhọn. 

Phát triển công nghiệp xây dựng ra nước ngoài, nhất định các chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ có liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, thiết kế xây dựng, đầu tư địa ốc, dịch vụ tài chính, bảo hiểm... sẽ mở rộng được thị trường.

Đưa xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia có thể góp phần giúp chúng ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030). Như vậy, chúng ta chỉ có 10 năm cho sự bứt phá này.

 

Tôi đã kiến nghị bảy giải pháp gửi tới Chính phủ, trong đó xin nhấn mạnh mấy giải pháp sau:

Thứ nhất, với những dự án quy mô lớn (như dự án tàu điện ngầm thủ đô Hà Nội và TP.HCM, dự án sân bay quốc tế Long Thành...) nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. 

Điều kiện đấu thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước theo tỉ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là bình đẳng. 

Như vậy, Chính phủ giảm được gánh nặng về vốn nếu thực hiện gói thầu quá lớn, chúng ta lại có cơ hội cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ. 

Từ đó, nhà thầu trong nước có đủ khả năng làm tổng thầu để triển khai tiếp các gói thầu còn lại mà không phụ thuộc vào nhà thầu ngoại với cái giá phải trả nhiều khi lên đến gấp đôi, gấp ba.

Thứ hai, khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế, Chính phủ nên quan tâm đưa vào điều khoản của hiệp định cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác, cũng như bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại...

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về các thủ tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở nước ngoài để tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ tư, để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, cần áp dụng các chế độ ưu đãi cho ngành xây dựng như các ngành công nghệ cao khác.

Đặc biệt, cần xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành xây dựng Việt Nam. Cần định hướng rõ để thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, xem việc chiếm lĩnh thị trường thế giới là mục tiêu của mỗi công ty xây dựng.